Ba điểm dừng chân trên hành trình khám phá Tây An

Share:

Thành phố Tây An, ở tỉnh Thiểm Tây, phía Tây Bắc Trung Quốc là một trong những đô thị cổ với nhiều điểm dừng chân không thể bỏ qua.

Bảo tàng Binh Mã Dũng (Tây An)

Bảo tàng Binh Mã Dũng là một trong những khám phá vĩ đại nhất của lịch sử khảo cổ học. Đội quân đất nung này đã bị chôn vùi trong lòng đất trong hơn 2.000 năm trước khi được khai quật vào năm 1974.
Binh Mã Dũng được xây dựng bởi vị hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa Tần Thủy Hoàng và phải mất 39 năm mới hoàn thành. Nơi đây là hầm mộ của hơn 8.000 chiến binh và chứa khoảng 10.000 vũ khí được chế tác từ thời nhà Tần (221 – 206 trước công nguyên).


Năm 1975, Trung Quốc thành lập một bảo tàng rộng 16.300 m2 trong hầm Binh Mã Dũng để bảo vệ di tích này và phục vụ cho công tác nghiên cứu. Đây là kỳ quan thứ 8 trên thế giới, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa nhân loại.

Tường thành cổ Tây An

Tường thành cổ Tây An xây dựng vào thế kỷ 14 bởi vua Chu Nguyên Chương – vị hoàng đế đầu tiên của triều Minh. Công trình này có bốn cổng: Trường Lạc Môn, An Định Môn, Vĩnh Ninh Môn và An Viễn Môn tương ứng với bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Đến Tây An, du khách có thể đạp xe để tham quan thành cố và chiêm ngưỡng toàn cảnh thành phố.


Nguyên bản của tường thành cổ Tây An được xây dựng từ năm 194 trước Công Nguyên với chiều dài 25,7 km và mất 4 năm để hoàn thành.

Tháp Đại Nhạn

Tháp Đại Nhạn hay Chùa Đại Nhạn là chùa Phật giáo nằm ở phía nam thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Tháp Đại Nhạn (còn được gọi là tháp Đại Yến) được xây dựng cách đây 1.300 năm vào triều đại nhà Đường, khi Phật giáo còn hưng thịnh ở Trung Quốc. Đây là công trình chủ yếu để lưu trữ những kinh thánh do nhà sư Huyền Trang mang từ Ấn Độ về.


Tháp Đại Nhạn nổi tiếng với những câu chuyện về nhà sư Huyền Trang (hay còn được gọi là Đường Tam Tạng). Cái tên Đại Yến được ví như cuộc đời của ông – một con nhạn lớn bay đi thật xa rồi cũng quay trở về.
Công trình này nằm trong quần thể kiến trúc Đại Từ Ân. Phía trước là bức tượng Huyền Trang từ bi, phía sau là quảng trường rộng lớn với đài phun nước và các tác phẩm điêu khắc.
Ngoài ra, khi mua tour tại công ty Thuận Phong Travel, du khách còn có cơ hội tham quan các thắng cảnh tại Lạc Dương và Trịnh Châu (tỉnh Hà Nam).

Long Môn thạch động

Nằm cách thành cổ Lạc Dương 12 km về phía nam tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, Long Môn thạch động là một trong ba địa điểm điêu khắc cổ đại kỳ vĩ với hàng trăm pho tượng lớn nhỏ đủ kích cỡ, tinh xảo, cao từ 2,5 cm đến 17 m.
Nằm tách biệt bên dòng sông Y Hà, cách Lạc Dương 12 km về phía Nam, Long Môn là một trong ba hang động kỳ vĩ nhất Trung Quốc với các bức tượng chạm khắc tinh xảo. Đây là một hệ thống hang động nhân tạo về chủ đề Phật Giáo với 30% có niên đại từ thời Bắc Ngụy (386 – 535 trước công nguyên), 60% từ thời nhà Đường (618 – 907), 10% còn lại thuộc các triều đại khác.


Long Môn thạch động bao gồm 2.345 hang động, hốc đá nhân tạo với 43 chùa và hơn 100.000 tượng Phật.

Thiếu Lâm Tự

Núi Tùng Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc có rất nhiều chùa, trong đó Thiếu Lâm Tự với hơn 1.500 năm lịch sử, còn lưu giữ những nét kiến trúc đặc trưng thời phong kiến xa xưa.


Thiếu Lâm Tự được xây dựng từ năm 495 dưới thời Bắc Ngụy, nằm trong quần thể công trình lịch sử ở Đăng Phong được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Tương truyền, sau 32 năm xây dựng, một Bồ Đề Đạt Ma Ấn Độ đã đến Thiếu Lâm Tự sinh sống. Khi thấy các nhà sư tại đây không có hình thể khỏe mạnh và thường xuyên ngủ gục khi thiền, Bồ Đề Đạt Ma đã truyền dạy một bài thể dục gọi là Thập bát La Hán chưởng và phát triển các động tác này thành một môn võ thuật. Từ đó trở đi, danh tiếng của Thiếu Lâm Tự tăng lên nhanh chóng và thu hút nhiều nhà sư hơn.
Du khách có thể đặt tour du lịch Tây An – Lạc Dương tại Thuận Phong Travel với giá chỉ từ 12,99 triệu đồng.
Liên hệ tư vấn: Công ty TNHH TM & DV Du lịch Thuận Phong.

  • Địa chỉ: 105F Ngô Quyền, phường 11, quận 5, TP HCM.
  • Hotline: 1900 54 55 13 – 0909 842 618 – 0903 380 228.
  • Website: http://www.thuanphongtravel.vn

No comments

Note: Only a member of this blog may post a comment.